Thứ Hai, 14 tháng 9, 2015

10 nguyên tắc khi tiếp thị qua mạng xã hội

Trong kinh doanh trực tuyến, Social Media Marketing là một nhân tố quan trọng quyết định thành công, song việc sử dụng công cụ này cũng cần nhiều lưu ý.

Social Media Marketing là cách quảng bá, truyền thông dựa trên việc lan truyền thông tin, hình ảnh, video trên các trang mạng xã hội như Facebook, Google+, Twitter, Youtube… nhờ tương tác của người dùng như chia sẻ, bình luận...
Trong kinh doanh trực tuyến, Social Media Marketing là một nhân tố quan trọng quyết định thành công. Vấn đề là bạn phải nắm vững những nguyên tắc cơ bản bao gồm “lắng nghe”, “tập trung”, “kiên nhẫn, hay “cùng hợp tác”...  Việc này giúp bạn xây dựng một nền tảng vững chắc để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, khẳng định thương hiệu, gia tăng doanh số.
Lắng nghe
Hãy đọc các nội dung mà những đối tượng khách hàng tiềm năng của bạn chia sẻ trên mạng xã hội như Facebook, Twitter, Youtube,... tham gia các cuộc thảo luận để nắm được những ý kiến, đánh giá, cũng như hiểu tâm lý của khách hàng, hiểu được điều họ cần, họ muốn. Chỉ khi ấy, bạn mới có thể tạo ra được những sản phẩm nội dung phù hợp nhằm thu hút người xem.
Tập trung
Người xưa có câu "Một nghề thì sống, đống nghề thì chết". Bạn nên chuyên sâu tập trung vào một lĩnh vực cụ thể, một nhóm đối tượng cụ thể, đừng dàn trải. Trong kinh doanh online, một chiến dịch truyền thông với mục tiêu, đối tượng rõ ràng nhằm xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp sẽ khả thi hơn nhiều so với việc ôm đồm nhiều mặt hàng, tham vọng hướng tới mọi đối tượng.
Chất lượng
Với Social Media Marketing, chất lượng chắc chắn hơn hẳn số lượng. So sánh giữa việc bạn thiết lập và duy trì được 1.000 kết nối trực tuyến, trong đó những người đọc thực sự chia sẻ, bàn luận về nội dung bạn đưa ra với bạn bè của họ; và việc bạn thiết lập được 10.000 kết nối nhưng sau đó không hề có phản hồi trở lại. Bạn sẽ thấy điều gì có lợi cho công việc kinh doanh của bạn hơn.
Kiên nhẫn
Xây dựng phương tiện truyền thông trên mạng xã hội không thể đong đếm hiệu quả tức thì hay chỉ sau một đêm. Hiểu một cách đơn giản, trên mạng xã hội, nếu sản phẩm của bạn không có gì đặc sắc, ấn tượng, người xem sẽ không sẵn sàng chia sẻ nội dung, thông tin, hình ảnh về nó ngay lập tức. Nhưng nếu sản phẩm đó được tuyên truyền ngày qua ngày, ở nhiều trang mạng xã hội, chắc chắn nó sẽ gây được sự chú ý nhất định. Vì thế, để đạt được thành công bạn cần phải thực sự đam mê, kiên nhẫn, cam kết thực hiện một cách lâu dài. Thành công, cần có thời gian, thậm chí là nhiều thời gian.
Kết hợp
Nếu bài viết hay video của bạn đảm bảo chất lượng về nội dung, hình ảnh, âm thanh hấp dẫn, bạn sẽ xây dựng được một tập khách hàng online trung thành. Họ sẽ chia sẻ, bàn luận điều này trên các trang mạng xã hội rộng lớn như Facebook, Youtube, Google+… Sự chia sẻ và thảo luận này sẽ ghi điểm với các công cụ tìm kiếm như Google, Bing... Và khi đã có một thứ hạng Google cao, bạn sẽ thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng hơn nữa khi họ tìm kiếm thông tin trên Internet.
Ảnh hưởng
Dành thời gian tìm kiếm những người có ảnh hưởng đến thị trường của bạn, những người nổi tiếng, có uy tín, có khả năng tác động tới đối tượng khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp bạn hướng đến. Nếu những người đó quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp bạn cung cấp, hãy kết nối và xây dựng mối quan hệ thân thiết với họ. Những người nổi tiếng sẽ quảng cáo giúp bạn, bằng cách chia sẻ trên các kênh cá nhân, từ đó giúp doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ của bạn tiếp cận gần hơn và tạo được lòng tin từ những người hâm mộ, theo dõi. Điều này sẽ mang lại hiệu quả vô cùng lớn và bạn sẽ có thêm một con số đáng kể khách hàng tiềm năng.
Giá trị
Nếu bạn dành tất cả thời gian trên mạng xã hội để quảng cáo về sản phẩm và dịch vụ của mình thì chắc chắn chẳng ai thèm nghe khi mà bây giờ trên mạng xã hội tràn ngập quảng cáo, và những sản phẩm, dịch vụ bạn cung cấp chưa hẳn là “độc nhất vô nhị”. Bạn cần tập trung nâng cao giá trị thực sự của sản phẩm. Giảm bớt các yếu tố tự quảng cáo, thổi phồng đi thay vào đó hãy tạo ra những nội dung tuyệt vời và duy trì, phát triển mối quan hệ với khách hàng, gia tăng lòng tin của họ với doanh nghiệp. Theo thời gian, những người này sẽ trở thành chất xúc tác mạnh mẽ trong chiến lược tiếp thị truyền miệng của doanh nghiệp bạn.
Công nhận
Nếu muốn kinh doanh hiệu quả, bạn không nên bỏ qua bất cứ ai đang cố gắng giao tiếp với bạn một cách thiện chí, dù rằng ở ngoài đời thực hay trên mạng xã hội trực tuyến. Xây dựng mối quan hệ là một trong những phần rất quan trọng để chiến lược Social Media Marketing thành công, vì vậy hãy hồi âm khi khách hàng đặt bất kì câu hỏi nào cho bạn, đừng tảng lờ, kể cả khi đó là những câu hỏi khó trả lời hoặc liên quan đến những vấn đề nhạy cảm của sản phẩm bạn cung cấp. Thay vì bỏ qua những câu hỏi, ý kiến đánh giá của khách hàng, hãy phản hồi lại một cách lịch sự, nhanh chóng và nghiêm túc nhất bạn có thể để khách hàng cảm thấy được tôn trọng, nhằm gia tăng sự hài lòng của họ với doanh nghiệp bạn.
Tương tác
Đừng tạo ra nội dung, đưa ra sản phẩm rồi sau đó “lặn mất tăm”, không quan tâm, chú ý đến nữa. Bạn đã có số lượng độc giả nhất định điều đó có nghĩa là bạn cần phải liên tục cập nhật nội dung và khởi tạo vấn đề mới, tham gia vào các cuộc thảo luận liên quan. Khán giả sẽ không ngần ngại thay đổi và quay lưng với bạn, họ dễ dàng lựa chọn đối tượng, sản phẩm tương tự để thay thế bạn nếu như không thấy bạn xuất hiện trong một thời gian dài.
Tương hỗ
Trên mạng xã hội, bạn không thể mong đợi những người khác sẽ chia sẻ nội dung, sản phẩm, dịch vụ và thảo luận về doanh nghiệp mình, nếu bạn không làm như vậy đối với họ. Do đó, hãy dành một phần thời gian của bạn vào việc đọc, thảo luận và chia sẻ nội dung của người khác, biết đâu bạn còn học hỏi thêm được điều gì đó. Hãy biết cho đi để được nhận lại.


Thứ Hai, 17 tháng 8, 2015

[Inox Quang Minh - Breaking News] Vụ nổ Thiên Tân đẩy giá inox tăng vọt

Cuối tuần trước, giá quặng thép và thép không gỉ Trung Quốc lên cao nhất 5 tuần và là tuần tăng thứ 3 liên tiếp khi các nhà máy nước này tăng mua nguyên vật liệu.

Trung Quốc hiện là nước tiêu thụ quặng sắt và thép không gỉ (inox) lớn nhất thế giới. Các nhà máy thép nước này đã tăng mua nguyên liệu vì phải tăng sản xuất trước kế hoạch hạn chế cuối tháng 8. "Giá giao ngay đang nhích lên khi các nhà máy tăng mua nguyên liệu. Trong khi đó, dư cung có vẻ không trầm trọng như thị trường dự báo trước đây, sau khi nhiều công ty khai thác nhỏ, chi phí cao đóng cửa", Xia Junyan - nhà phân tích tại Everbright Futures nhận xét.

Giá quặng sắt giao tháng 1/2016 trên Sàn Hàng hóa Đại Liên chốt tuần trước tại 385 NDT (60 USD) một tấn, giảm nhẹ so với 388,5 NDT hôm 13/8 - mốc cao nhất từ ngày 6/7. Tuần trước, giá quặng sắt đã tăng gần 4%.

                         Giá inox bao gồm ống inox, tấm cuộn inox,.. tăng vọt

Giá quặng sắt giao ngay cũng tăng tạm thời do nguồn cung bị gián đoạn sau 2 vụ nổ lớn ở cảng Thiên Tân (Trung Quốc) tuần trước. Đại gia khai mỏ - BHP Billiton cho biết hoạt động của họ tại cảng này đã bị ảnh hưởng.

Theo The Steel Index, giá quặng sắt giao ngay tại cảng Thiên Tân đã tăng 0,7% lên 56,2 USD một tấn hôm 13/8. Giá này đã lên đỉnh một tháng tại 56,4 USD tuần trước.

Trong khi đó, giá các hợp đồng tương lai trên sàn Thượng Hải lại giảm 0,2%. Các nhà máy thép nước này được dự báo sẽ giảm sản lượng trong dịp kỷ niệm kết thúc Chiến tranh Thế giới II vào cuối tháng 8, đầu tháng 9 này.


Read more: Sản phẩm inox Quang Minh
Breaking News: www.inoxquangminh.com

Thứ Sáu, 7 tháng 8, 2015

Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2015

Thị trường thép không gỉ và vật liệu, vui trong thấp thỏm


[Inox Quang Minh] Kết quả tiêu thụ thép không gỉ (inox), xi măng, gạch, đá, kính xây dựng của hầu hết các DN 6 tháng đầu năm đều đạt hoặc vượt mức dự báo. Con số này cho thấy ngành VLXD đã vượt qua nỗi ám ảnh mang tên ế ẩm. Thế nhưng, trong từng nhóm hàng thì vẫn còn nguyên đó nỗi lo.

Với xi măng, 6 tháng qua, tiêu thụ đạt 34,16 triệu tấn, trong đó, tiêu thụ nội địa gần 26 triệu tấn, xuất khẩu 8,19 triệu tấn. Đây là mức tiêu thụ nằm trong dự báo, không có sự thay đổi nhiều.
Tuy nhiên, trong nội bộ ngành xi măng thì các DN có sức cạnh tranh cao đều đẩy mạnh tiêu thụ nội địa và giảm đáng kể tỷ trọng xuất khẩu bởi xuất khẩu có lãi rất ít, cho thấy khó khăn vẫn thuộc về những thương hiệu nhỏ.
Đơn cử như tiêu thụ nội địa của Xi măng Cẩm Phả dự kiến tăng từ 1,19 triệu tấn năm 2012 lên 1,9 triệu tấn trong năm 2015, xuất khẩu giảm từ 0,94 triệu tấn năm 2012 còn 0,64 triệu tấn trong năm 2015. Xi măng Cẩm Phả đang từng bước đẩy mạnh tiêu thụ nội địa và “đến năm 2018 chỉ tiêu thụ xi măng, không bán clinker”.
Trong 10,7 triệu tấn sản phẩm tiêu thụ 6 tháng đầu năm của VICEM thì có 9,58 triệu tấn nội địa và 1,15 triệu tấn xuất khẩu. Tỷ lệ xuất khẩu của VICEM đã giảm gần 40% so với cùng kỳ.
Ông Trần Việt Thắng, Tổng giám đốc VICEM khẳng định: “Tổng công ty không chỉ cạnh tranh về chất lượng mà còn về cơ chế giá. Giá bán lẻ của VICEM cao vì người tiêu dùng tin tưởng, chọn mua sản phẩm của VICEM. Còn giá vào công trình của VICEM đảm bảo cạnh tranh. Sản phẩm của VICEM đã có mặt ở các công trình bất động sản lớn như Vinhome Tân Cảng hay Đại Quang Minh”.
Dù tiêu thụ đang vượt mức dự báo, nhưng sức “vượt bão” của các DN xi măng vẫn chỉ là tốt lỏi. Khi tiêu thụ trong nước khả quan thì xuất khẩu clinker của Việt Nam đang bị các đối thủ, đặc biệt là Trung Quốc chèn cho nghẹt thở. Việt Nam sẽ làm gì khi giá bán clinker của Trung Quốc thấp hơn từ 3 - 8 USD/tấn?
 Dù Việt Nam đã vươn lên đứng vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng các nhà sản xuất xi măng đứng đầu thế giới, chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ, Iran và Mỹ, nhưng sản lượng xi măng của Trung Quốc (2,5 tỷ tấn) gấp 35 lần của Việt Nam (72 triệu tấn). Vì thế, xi măng Việt Nam khó cạnh tranh với Trung Quốc trên thị trường xuất khẩu.
Tiêu thụ thép tốt nhưng chủ yếu vẫn từ một số tên tuổi lớn
Sáu tháng đầu năm, ngành thép không gỉ có mức tiêu thụ vượt dự kiến với trên 3 triệu tấn sản phẩm thép xây dựng, tăng 24% so với cùng kỳ, vượt xa con số dự báo khoảng 12% trước đó. Sản phẩm ống thép cũng có mức tăng trưởng khả quan, tăng 34% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, ngành inox nói chung được xác định là vẫn chưa thoát khỏi bức tranh màu xám.
Trong khi các DN thép chiếm thị phần chủ yếu như VNSteel (23%), Hòa Phát (22%), Pomina (13,5%), Vinakyoei (8%) đạt mức tiêu thụ tốt thì đa số các DN khác vẫn hết sức “đì đẹt”. Mấy năm trước đây, sản phẩm tôn mạ inox của các DN Việt Nam đã khởi sắc rõ nét trong điều kiện thị trường tiêu thụ ảm đạm, thì nay đã chính thức bị hàng Trung Quốc chèn ép trên sân nhà.
Số liệu thống kê của Bộ Công thương cho thấy, 6 tháng đầu năm 2015, Việt Nam đã nhập khẩu gần 500.000 tấn tôn mạ, trong khi cả năm 2014 là 700.000 tấn.
Ông Nguyễn Đức Hiệp, Tổng giám đốc VNSteel Thăng Long cho biết: “6 tháng, cả nước tiêu thụ 1,5 triệu tấn tôn mạ thì nhập khẩu từ Trung Quốc gần 500.000 tấn, tăng 30% so với cùng kỳ.”
Lý do nhập khẩu tôn mạ tăng đột biến theo giải thích của ông Nguyễn Văn Sưa, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) là do, “giá bán tôn Trung Quốc rẻ, dù nước sơn kém và độ dày không đạt chuẩn, người bán đã hô biến tôn có độ dày 0,36 mm thành 0,42 mm để lừa người tiêu dùng…”.
Ông Sưa cũng cho biết thêm, DN tôn mạ đã có những kiến nghị đến VSA và nếu có đủ bằng chứng, Hiệp hội sẽ kiến nghị lên Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) để có biện pháp bảo vệ hàng trong nước. Tuy nhiên, Việt Nam chưa ban hành “Quy chuẩn quốc gia cho sản phẩm tôn trong nước” nên không thể “một sớm một chiều” lập hàng rào kỹ thuật bảo hộ sản phẩm tôn nội.
Về vấn đề lừa dối người tiêu dùng, Đầu tư Bất động sản đã tiếp xúc với nhiều cửa hàng bán tôn mạ tại TP. HCM, chủ các cửa hàng này cho biết: “Chúng tôi chả phải lừa ai, nói rõ loại này hàng Trung Quốc, loại này của Hoa Sen, loại này của Đông Á và đi kèm là giá bán. Chúng tôi tư vấn đầy đủ nhưng cuối cùng khách mua gì thì bán nấy. Vẫn biết rằng hàng Việt mình tốt, chất lượng đảm bảo, nhưng giá bán cao, người ta không mua đành chịu”.
Trong khi tôn mạ trong nước bị chèn ép bởi hàng giá rẻ từ Trung Quốc thì trên lĩnh vực xuất khẩu, mặt hàng này cũng gặp khó khăn khi nước ngoài đã “lập rào chắn” bảo vệ hàng nội địa. Chẳng hạn, Tôn Hoa Sen đã đối mặt với vụ kiện tại Úc, bị áp dụng phòng vệ thương mại ở thị trường Indonesia và mới đây bị Malaysia áp dụng thuế chống bán phá giá.
Ông Đỗ Duy Thái - Chủ tịch HĐQT Thép Pomina cho rằng: “Việc kiện cáo của nước ngoài là để bảo hộ sản phẩm trong nước, chứ DN Việt Nam, trong đó có Tôn Hoa Sen không vi phạm điều gì. Việc kiện này cũng giống như kiện chống bán phá giá với cá tra, cá ba sa… Vấn đề ở chỗ DN sẽ bị thiệt hại khi kiện tụng kéo dài”.